Đèo Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo dài và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nằm trên tuyến
quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai
Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Do đèo vượt qua dãy
núi Hoàng Liên Sơn trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây
Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ là một trong tứ đại đỉnh đèo
đẹp và dài nhất của Việt Nam nằm ở độ cao 2035m so với mực nước biển, chênh lệch
với nóc nhà Đông Dương 1108m.
Vậy muốn lên đến cổng trời Ô
Quy Hồ trước tiên chúng ta cần phải mua vé ở điểm bán vé của khu du lịch, tiếp
theo đó chúng ta đi tới cổng soát vé. Đi qua cổng soát vé mọi người có thể ngắm
nhìn những dãy núi nối tiếp nhau tạo nên phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Đi dọc
những bậc thang quý khách có thể thấy những con vật được làm bằng đá thạch anh
sắp xếp từ ngoài vào trong.
Trước mắt chúng ta là cổng Trời, ở đây chúng ta sẽ
cảm nhận được sự linh thiêng của đất trời được tạo nên bởi 2 trụ đá thạch anh lớn
ở hai bên và có thể nói đây là tuyệt tác của các nghệ nhân làm đá. Họ đã phải mất
hai năm để tạo ra một tuyệt tác đẹp và linh thiêng đến như vậy. Đứng trước cổng
trời du khách có thể chụp ảnh trước cổng trời và cảnh quan xung quanh. Bên phía
tay trái cổng trời chúng ta có thể thấy những bậc thang màu trắng tượng trưng
cho đường lên trời. Bước vào bên trong cổng Trời du khách có thể thấy 4 ông Tứ
Đại Thiên Vương: Đông, Tây, Nam, Bắc trấn giữ ở 4 phương trời.
Đi sâu vào phía trong là cảnh
Tiên với ông Tôn Ngộ Không đang ăn trộm đào và các cô Tiên đang hái đào. Ở đây
du khách có thể cảm nhận được như lạc vào trốn bồng lai tiên cảnh.Tiếp theo
chúng ta đi qua cây cầu Quan Âm, ở dưới cầu là Hồ sen Quan Âm và hai bên là hai
chú Rồng phun nước.
Đi qua cầu chúng ta đến chân Quan Âm, ở hai
bên là hai hàng gồm 18 vị la hán. Trước cửa chùa là ông Phật Di Lạc, chùa được
thiết kế theo kiến trúc của những ngôi chùa cổ miền Bắc.Bước vào chùa du khách
có thể thấy trong Tam Bảo có Phật Di Đà ở giữa,
hai bên là hai đệ tử, tay phải
là Quan Âm Bồ Tát, tay trái là Thế Chí Bồ Tát, ở giữa là phật chuẩn 18 tay, tòa
Cửu Long (Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh: 1 tay chỉ lên trời và 1 tay chỉ xuống
đất). Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn nằm được tạc bằng đá thạch anh Thanh
Hóa màu hồng.Bên tay phải là Ban Đức Ông. Bên tay trái là Ban Đức Thánh Hiền.
Hai ông hộ pháp. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng đá thạch anh Thanh Hóa, chùa
được khởi công từ 2017 và đến năm 2019 thì hoàn thành.
Lý do xây dựng chùa và cổng
trời Ô Quy Hồ: Tương truyền ở
vùng núi này có chàng tiều phu tên là Ô Quy Hồ là con trai của thần núi và có một
nàng tiên thứ 7 xuống tắm ở Thác Tình Yêu. Chàng tiều phu đẹp trai, có tài thổi
sáo hay nên nàng tiên đem lòng yêu chàng ở lại trần gian không về trời nên đã
vi phạm cảnh giới.
Nàng đã bị phạt biến thành con chim màu vàng bay quanh đèo
và cất tiếng kêu Ô Quy Hồ. Còn chàng tiều phu chết biến thành con rùa đen.Từ
đó, theo thời gian chính tiếng kêu Ô Quy Hồ của loài chim ấy đã được đặt thành
tên cho đèo Ô Quy Hồ. Ở đây là sự tiếp linh của trời và đất, khí rất thanh.
Ngôi chùa nhỏ rất tâm linh.